Bạo hành trẻ em vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội

Bạo hành trẻ em vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội

.Thời gian gần đây những tin tức về vấn đề bạo hành trẻ em ngày càng xuất hiện nhiều khiến dư luận vô cùng bức xúc. Vậy thực trạng của vấn đề bạo hành trẻ em là gì?Giải pháp nào để ngăn chặn và bảo vệ trẻ em?

Mục Lục

1. Nguyên nhân và thực trạng của vấn đề bạo hành trẻ em

Bạo lực gia đình đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất. Mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, nhân cách của người bị bạo hành, đặc biệt là trẻ em.

Gia đình được coi là nền tảng của xã hội, được ví là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách trẻ. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình không có một phương pháp giáo dục đúng đắn. Và tình yêu thương trọn vẹn, dẫn đến không có được chức năng bình thường của gia đình. Trong đó, nổi bật lên là những trường hợp bạo hành. Ngược đãi trẻ được chia sẻ rộng rãi trên MXH trong thời gian gần đây.

Nguyên nhân:

Từ những người nuôi dưỡng:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em trong gia đình. Đầu tiên phải nói đến nhận thức của gia đình và cộng đồng về vấn đề bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn bị xem nhẹ. Có những thói quen, tập quán và nhận thức sai lầm ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người” Yêu cho roi cho vọt”. Khiến cho việc đánh đập con được hiểu là quyền của cha mẹ để dạy dỗ con cái. Nhiều người về cơ bản còn thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung. Và các quyền trẻ em nói riêng dẫn đến các hành vi không tuân thủ pháp luật.

bao-hanh-tre-emBạo hành trẻ em gây ra những hậu quả không thể ngờ tới

Cuộc sống khó khăn:

 Ngoài ra các nguyên nhân từ cuộc sống như kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn;  ly thân, phạm tội, cha (mẹ) sử dụng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, có tâm thần không bình thường. Sự dồn nén tâm lý đều có thể trở thành nguyên nhân của bạo hành trẻ em.

Hiện nay, việc bạo hành, ngược đãi, xâm hại, bóc lột trẻ em vẫn chưa được cộng đồng sớm chủ động phát hiện. Và báo cáo với các cơ quan chức năng do tâm lý sợ ” rắc rối”, sợ bị trả thù. Khiến cho những hành vi này không được kịp thời can thiệp và xử lý thích đáng.

Nguyên nhân ở các trường mầm non trẻ em bị bạo hành là do những giáo viên chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về pháp luật. Thiếu kiềm chế và tôn trọng đứa trẻ nên trút giận lên các con nên hành vi bạo hành trẻ em cần xử lý nặng.

Bên cạnh việc bạo hành trẻ em tại gia đình thì bạo lực học đường cũng là một vấn đề xã hội cần chú ý. Bạo lực học đường xảy ra giữa thầy cô giáo với học sinh hoặc ngay ở các em học sinh với nhau. Bạo lực học đường là một mối tai họa ngầm khiến trẻ tự ti, không muốn đi học làm kết quả học tập giảm xút, tinh thần bị tổn thương.

2. Hậu quả của bạo hành trẻ em

Trẻ em bị bạo hành phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe và tổn thương về thể xác, trẻ còn chịu chấn động về tinh thần, gây rối loạn trật tự xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Việc bạo hành của cha (mẹ) với trẻ còn để lại di chứng suốt cả cuộc đời, trước mắt trẻ căm ghét, khiếp sợ họ, sau khi trưởng thành trẻ lăp lại những hành vi độc ác đó với chính người thân của chúng và những người khác.

Khi thực hiện những hành vi bạo lực, trẻ không còn điều khiển được bản thân, dễ dẫn đến những hậu quả đau lòng. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình không bình thường. Không cảm nhận được tình yêu thương từ người thân, không được dạy dỗ, chăm sóc chu đáo sẽ có xu hướng bạo lực, ngang tàng, bướng bỉnh, bất cần, tâm lý lệch lạc, dễ phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo.

Thu Trang, sinh viên Trường  Cao đẳng Y dược Sài Gòn chia sẻ: “Bạo hành mang đến rất nhiều nguy hại. Mình mong muốn nó không bao giờ xảy ra trên thê giới”.

Tin tức thực tế :

Theo tin tức từ Hội bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh. Cho biết mỗi năm Việt Nam có khoảng 3.000 đến 4.000 vụ trẻ em bị bạo hành. Các sự vụ này xảy ra tại các trường mầm non nói riêng và xã hội nói chung. Không chỉ riêng các thành phố lớn mà ở các địa phương tình trạng bạo hành trẻ em cũng xảy ra liên tục. Có vụ còn bạo hành một cách dã man. Theo nhận xét của nhiều người một trẻ em đã từng bị bạo hành thường bị ảnh hưởng tâm lý rất sâu sắc và sự phát triển thể chất bị chậm lại.

Trẻ em thường nhớ lâu và ám ảnh cho đến khi lớn lên. Khi bị bạo hành các em cũng dễ có những hành động xấu lặp lại như đánh bạn. Bắt nạt bạn và hình thành nhân cách sai lệch. Trẻ em cũng không biết yêu thương quan tâm người khác giống như sống trong môi trường được giáo dục tử tế.

Trẻ bị bạo hành thường xuyên sẽ có biểu hiện như hèn nhát, dễ phục tùng cho người khác vô điều kiện, nếu kéo dài lâu trẻ sẽ chán học và chán đến trường. Theo thống kê khảo sát gần đây thì 200 trẻ khi hỏi có sợ cô giáo hay không thì có đến gần 50% trẻ trả lời là có sợ.

3. Giải pháp cho vấn đề bạo hành trẻ em

Ngăn chặn và xử lý vấn đề bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức của xã hội; trách nhiệm; nghĩa vụ và năng lực của gia đình; nhà trường; cộng đồng trong việc ngăn ngừa các hành vi bạo lực với trẻ em.

Thực hiện các kế hoạch, chương trình tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật, phương pháp bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ cho cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, và chính bản thân trẻ. Đồng thời cần thực hiện tốt các công tác tham vấn và tư vấn trong học đường để kịp thời phát hiện, giúp đỡ những trường hợp trẻ em bị bạo hành.

bao-hanh-tre-em

Giải pháp cho vấn đề bạo hành trẻ em mầm non là nên lắp camera để theo dõi

Ngày càng có nhiều vụ bạo hành trẻ em tại trường mầm non. Thiết nghĩ lĩnh vực này cần chú trọng tuyển người hơn. Tuyển chọn những người đến với nghề bằng lòng yêu trẻ để họ chăm sóc các em tốt nhất. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, bổ sung kiến thức ngành nghề cho đội ngũ giáo viên mầm non là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.

Các điều luật về trẻ em

Điều đáng nói là pháp luật về bảo vệ trẻ em còn khá nhiều khoảng trống. Chưa có quy định rõ ràng về bảo vệ trẻ em là nạn nhân. Nhân chứng hoặc các quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Khi phải sống trong môi trường xã hội còn nhiều vấn nạn về nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, đánh con, hai cha mẹ to tiếng với nhau thường xuyên… Trẻ em cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. Đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò quan trọng của các cơ quan nhà nước cùng nhiều các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình. Khẳng định trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em cần phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.

Giải pháp

Bên cạnh đó mỗi cá nhân cần thực hiện tốt công tác tham vấn. Tư vấn vấn nạn học đường nhằm phát huy vai trò công tác đoàn, đội. Trẻ em sống trong môi trường tích cực thì cũng sẽ có hành vi tích cực. Cha mẹ là tấm gương phản chiếu rõ ràng nhất cho con cái noi theo. Cộng đồng cũng cần chung tay góp sức để đẩy lùi vấn nạn bạo hành trẻ em.

Bộ giáo dục và đào tạo tăng cường giám sát; quản lý đối với cấp học mầm non; siết chặt công tác tuyển sinh sư phạm; tăng cường chế độ đãi ngộ tốt để tìm được người tài cống hiến cho công việc chung.

Bên cạnh đó cũng cần mạnh tay xử lý, sàng lọc những giáo viên không đủ năng lực. Phẩm chất để làm trong sạch đội ngũ nhà giáo và lấy lại niềm tin cho ngành giáo dục.

Trẻ em là tương lai của Đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ là việc làm cần phải được chú trọng. Chính vì vậy mong rằng gia đình, nhà trường và xã hội. Sẽ làm tốt trách nhiệm của mình, để trẻ em được lớn lên trong một môi trường tốt, trở thành những con người tốt.

Ban tư vấn Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh t/h

5/5 - (1 bình chọn)
Tin Giáo Dục