Với xu hướng phát triển hiện nay, các bạn trẻ theo học khối C có rất nhiều sự lựa chọn về ngành nghề và trường đào tạo. Vậy học khối C làm nghề gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Mục Lục
1. Học Khối C có nên làm sư phạm?
Học khối C ra làm nghề gì?
Một lựa chọn phổ biến nhất của thí sinh khối C là theo học sư phạm. Những ngành như sư phạm Văn, sư phạm Sử, sư phạm Địa hay sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học rất phù hợp với những thí sinh nổi trội về Văn Sử Địa. Ngành này phù hợp với nhưng ai yêu thích đứng trên bục giảng, muốn được truyền kiến thức kinh nghiệm cho mọi người.
Tuy nhiên, thực tế ngành Sư phạm đang thừa nhiều nhân lực, đặc biệt ở bậc THPT, trong khi ở bậc tiểu học lại thiếu nhiều. Do đó, để có cơ hội việc làm sau ra trường rộng mở nhất, thí sinh nên cân nhắc kĩ trước khi đăng ký nguyện vọng vào các trường sư phạm.
Học khối C làm nghề gì?
2. Học khối C ra làm nghề gì? Theo nghề Luật sư có được không?
Nhu cầu ngành Luật ngày càng cao, đặc biệt là những sinh viên có học lực giỏi, xuất sắc với kỹ năng tốt sẽ không bao giờ lo thất nghiệp. Những trường hợp này thì chắc chắn sau khi ra trường các bạn sẽ được nhiều công ty săn đón, chào mời. Bạn có thể làm việc tại các cơ quan luật nhà nước như tòa án, tại các cơ quan tư vấn luật hay trong các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có việc làm ăn với nước ngoài hoặc tự mở văn phòng luật của riêng mình.
Để thành công trong nghề, ngoài nắm chắc kiến thức về luật, bạn còn cần am hiểu về xã hội, tâm lý con người, có tư duy linh hoạt, nhạy bén, cùng với đó là khả năng thuyết phục người khác.
3. Phiên dịch
Đây cũng là nghề rất dễ xin việc và thu nhập cao hiện nay. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể trở thành phiên dịch làm việc tại Cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, công ty hoặc các tòa soạn…
Phiên dịch cũng là nhanh nghề hot và thu nhập cao
****Tham khảo thêm thông tin: [Góc hỏi đáp] Khối A1 gồm những môn nào?
4. Báo chí – Truyền thông
Khối C làm nghề gì? Báo chí – Truyền thông cũng đang là ngành nghề hot và thu hút nhu cầu nhân lực cao. Sau khi được học và thực hành nhiều trong lĩnh vực này, bạn sẽ trang bị được cho mình nền tảng kiến thức xã hội tốt; khả năng tư duy nhạy bén; cùng với các kỹ năng cần thiết như viết lách; giao tiếp; phỏng vấn; biên tập… Bạn có thể làm thêm cộng tác viên viết content, viết báo cho các trang web, tạp chí, tòa soạn…
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn đã có thể làm các công việc tại các tòa soạn, trang tin hoặc làm truyền thông sự kiện cho các công ty… với mức lương rất khá.
5. Nghề Tâm lý
Theo học khối C, sinh viên có thể trở thành chuyên gia tâm lý. Chuyên viên tư vấn tâm lý nếu yêu thích nghề tâm lý học làm việc tại các trường học, các viện, trung tâm tư vấn tâm lý…
6. Nghề Công tác xã hội
Công tác xã hội là một ngành nghề với sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt… Tốt nghiệp ngành này, sinh viên sẽ làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổ chức phi chính phủ, hệ thống các bệnh viện, trường học…
Học khối C làm nghề gì? Nghề Công tác xã hội mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
7. Quản lý nhà nước
Đối với những bạn yêu thích công việc, quản lý nhà nước. Có tính tỉ mỉ cẩn thận thì sau khi tốt nghiệp, nếu có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bạn có thể làm công việc trong các cơ quan quản lý nhà nước. Các tổ chức xã hội hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Học sinh khối C khá phù hợp với ngành nghề này. Học Quản lý nhà nước, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức về hành chính, quản lý hành chính nhà nước, kiểm sát, luật …
Tới đây bạn có thể trả lời cho câu hỏi thi đại học khối C làm nghề gì. Có rất nhiều cơ hội việc làm và thu nhập hấp dẫn hứa hẹn tương lai rộng mở cho các bạn sinh viên. Chúc các em thành công.