Đưa mô hình nhạc dân tộc vào giảng dạy tại TPHCM

Đưa mô hình nhạc dân tộc vào giảng dạy tại TPHCM

Với mục đích cho các em có đời sống tinh thần tốt đẹp và tươi sáng. Tìm về cội nguồn văn hóa của dân tộc TPHCM đã quyết định thí điểm và thành lập câu lạc bộ âm nhạc dân tộc tại các trường học trên địa bàn .

Mục Lục

Đưa mô hình nhạc dân tộc vào giảng dạy

Văn bản số 401/GDDT-TrH của Sở GD&ĐT TP.HCM mới đây đã quy định về việc đưa âm nhạc dân tộc vào chương trình giảng dạy. Đã được đề cập vào năm 2016 nhằm hướng các em tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc. Phát huy những cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Các trường thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức những buổi diễn văn nghệ, thi múa tập thể, múa dân vũ… chủ đề dân gian.

Tuy nhiên, mới chỉ là khuyến khích. Khi văn bản số 401/GDDT-TrH được ban hành thì khuyến khích trở thành điều kiện bắt buộc.

Đưa mô hình nhạc dân tộc vào giảng dạy tại TPHCM

Thí điểm xây dựng mô hình

Theo đó, các cơ sở giáo dục sẽ thí điểm xây dựng mô hình câu lạc bộ âm nhạc dân tộc trong nhà trường. Mỗi quận, huyện chọn ít nhất 01 trường Tiểu học. Và 01 trường Trung học cơ sở để xây dựng câu lạc bộ âm nhạc dân tộc. Mục đích của chương trình này là giúp học sinh tiếp xúc nhiều hơn. Và hiểu hơn về nghệ thuật, văn hóa của dân tộc. Để gợi lên tình yêu quê hương đất nước, tạo hứng thú trong học tập và sáng tạo.

Văn bản này không yêu cầu tất cả các trường mà mỗi cụm chuyên môn chọn ít nhất 1 trường. Có điều kiện cơ sở vật chất để thành lập các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc để học sinh tham gia.

Những khó khăn ngày đầu :

Thời gian đầu học tập cũng gặp phải nhiều khó khăn. Thế nhưng khi bắt tay vào thực hiện không ngờ chương trình lại nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đặc biệt là các em học sinh, các em say mê học hát rồi thi hát giữa các lớp với nhau. Đó là nhận xét của các hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn Quận 1 – TPHCM.

âm nhạc

Nhiều trường tiểu học đã mạnh dạn đầu tư kinh phí xây dựng phòng âm nhạc dân tộc.  Với đầy đủ nhạc cụ như đàn tranh, đàn tỳ bà, sáo, nhị… Như Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), hình thành câu lạc bộ âm nhạc dân tộc như Trường tiểu học Hồ Văn Cường (Q.Tân Phú)…

Cùng với chương trình CLB âm nhạc dân tộc là đi kèm những buổi phát thanh học đường những bài hát dân ca, chương trình nhạc dân tộc để tạo nên thói quen nghe nhạc dân tộc cho học sinh thường xuyên hơn.

Rate this post
Tin Giáo Dục