Khối A07 gồm những ngành nào có tương lai phát triển là thắc mắc của nhiều thí sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bài viết dưới đây sẽ cùng thí sinh giải đáp các thắc mắc về khối A07 để các em có thêm lựa chọn ngành nghề và trường Đại học, Cao đẳng mình yêu thích.
Kỳ thi THPT là kỳ thi rất quan trọng đối với mỗi học sinh nên chuẩn bị được tốt nhất các em cần phải xác định được khối thi, ngành học để ôn luyện cho kỳ thi tốt nhất.
Mục Lục
Khối A07 gồm những môn nào?
Khối A07 được mở rộng từ khối A truyền thống gồm 3 môn: Toán, Lịch sử, Địa lý.
Trong chương trình mới năm 2025, để xét khối A07 thí sinh sẽ thi tổ hợp 4 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
Môn Ngữ Văn sẽ thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Khối A07 là sự kết hợp của cả môn tự nhiên và xã hội dành cho thí sinh giỏi môn Toán và có thế mạnh về khoa học xã hội. Sự khác biệt này tạo thêm cơ hội cho thí sinh có thêm lựa chọn ngành nghề, trường học phù hợp. Đối với các môn xã hội, thí sinh chỉ cần nắm chắc những kiến thức trọng tâm đã học là có thể đạt được mức điểm khá.
Xem thêm: Khối A08 gồm những môn gì? Có những trường nào tuyển sinh?
Khối A07 gồm những ngành nào phổ biến?
So với các khối A khác thì khối A07 còn hạn chế về số lượng ngành học nhưng lĩnh vực ngành nghề khá đa dạng. Với khối A07 thí sinh có thể lựa chọn nhiều ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau, một số ngành thuộc khối A07 được đánh giá có tương lai gồm:
Nhóm ngành Sư phạm
- Sư phạm Toán học
- Sư phạm Lịch sử
- Sư phạm Địa lý
- Sư phạm Khoa học xã hội
Nhóm ngành Kinh tế và Quản lý
- Kinh tế
- Quản trị kinh doanh
- Kinh doanh quốc tế
- Marketing
- Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
- Tài chính – Ngân hàng
- Kế toán
Nhóm ngành Du lịch và Quản lý dịch vụ
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Quản trị khách sạn
- Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Luật
- Quan hệ quốc tế
- Đông phương học
- Nhân học
- Xã hội học
- Lịch sử
- Địa lý học
Nhóm ngành Báo chí và Truyền thông
- Báo chí
- Quan hệ công chúng (PR)
- Truyền thông đa phương tiện
Nhóm ngành Khoa học và Công nghệ
- Toán ứng dụng
- Công nghệ thông tin
- Khoa học dữ liệu
Xem thêm: Khối A04 gồm những môn nào? Nên theo học ngành gì trong khối A04
Khối A07 dù không có nhiều ngành nhưng cũng chi thí sinh lựa chọn được một số ngành tiềm năng và có cơ hội việc làm rộng mở. Nếu yêu thích công việc kinh doanh các em có thể lựa chọn nhóm ngành kinh doanh, quản trị kinh doanh, kế toán…thị trường làm việc và cơ hội rộng mở hơn so với những ngành nghề khác. Tùy vào trường Đại học và từng ngành cụ thể, khối A07 có thể được áp dụng cho các ngành trên hoặc một số ngành khác. Các em nên tham khảo thêm thông tin tuyển sinh của từng trường để biết rõ hơn về các ngành đào tạo thuộc khối này.
Làm thế nào để học tốt khối A07?
Môn Toán
- Nắm vững kiến thức lý thuyết để khi gặp bài toán có tính chất tương tự các em sẽ áp dụng đúng công thức.
- Chia kiến thức môn Toán thành các chủ đề như đại số, hàm số, hình học, lượng giác, tích phân, xác suất hệ thống hóa kiến thức để dễ dàng ôn tập.
- Cần luyện nhiều dạng bài từ cơ bản đến nâng cao để giải quyết các loại toán khác nhau.
Môn Lịch sử
- Để học tốt môn Lịch sử các em cần hiểu rõ bản chất sự kiện và rèn luyện kỹ năng làm bài. Nắm vững các mốc thời gian vì mốc thời gian là yếu tố quan trọng trong môn Lịch sử.
- Học theo dòng thời gian sẽ dễ dàng liên kết các sự kiện với nhau, từ đó nhớ lâu và giúp các em tập trung vào từng phần kiến thức mà không bị rối.
- Học qua các câu chuyện lịch sử sẽ giúp củng cố kiến thức mình còn chưa nắm rõ.
- Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức giúp dễ hiểu và ghi nhớ tốt hơn.
- Làm bài tập tập trắc nghiệm và tự luận thường xuyên để rèn luyện khả năng nhớ và viết bài.
- Luyện đề thi thử để kiểm tra kiến thức và biết cách phân bổ thời gian trong phòng thi.
Môn Địa Lý
- Để học tốt môn Địa lý, cần kết hợp giữa khả năng ghi nhớ kiến thức, phân tích số liệu và sử dụng bản đồ. Môn Địa lý có nhiều quy luật nên các em cần nắm vững cách đọc và phân tích các loại bản đồ như bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ dân số, bản đồ kinh tế…
- Hãy thường xuyên sử dụng Atlat để luyện cách tra cứu thông tin, tìm hiểu về vị trí địa lý của từng vùng miền.
- Phân chia kiến thức thành từng chủ đề và học theo từng phần giúp các em không bị rối và dễ dàng ôn tập.
- Khi học một chủ đề, hãy tạo sơ đồ để tóm tắt các nội dung quan trọng như địa hình, khí hậu, dân số, tài nguyên giúp hệ thống hóa kiến thức.
Bài viết trên của Cinemahok đã giải đáp cho thí sinh những thông tin về môn thi, ngành học của khối A07 để thí sinh nắm rõ. Nếu lựa chọn khối A07 để thi THPT các em nên cân nhắc kỹ, trước tiên cần xem bản thân có khả năng gì, liệu khối thi đó có phù hợp với công việc trong tương lai hay không để lên kế hoạch ôn thi chi tiết.